SGF VIETNAM

Cách đây 10 năm, vào ngày 12 tháng 10 năm 2012, Quỹ Toàn cầu hóa Saemaul  (Saemaul Globalization Foundation) được thành lập với mục đích truyền bá phong trào nông thôn mới Hàn Quốc – Saemaul Undong, trong đó có 3 tinh thần cốt lõi  – “cần cù, tự lực, hợp tác” –  trên toàn thế giới.

Đại diện nông dân các làng Saemaul tham quan Đền thờ các vua Hùng tại thành phố Cần Thơ

Phong trào nông thôn mới Hàn Quốc, với cụm từ “Saemaul Undong” hay là “cuộc vận động làng mới” đã trở thành cụm từ quen thuộc trong lĩnh vực phát trển nông thôn mới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Từ những năm 1970, phong trào Saemaul đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, giảm tệ nạn xã hội, thay đổi tư duy và phát huy sức sáng tạo và sức lao động cũng như kinh tế của người dân nông thôn Hàn Quốc.

Vì vậy, sau khi trở thành quốc gia phát triển, Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia tài trợ và chia sẻ  kinh nghiệm phát triển nông thôn cho các quốc gia khó khăn hơn trên thế giới. Các hoạt động hỗ trợ đã được tỉnh Gyeongsangbuk – cái nôi của phong trào Saemaul – triển khai ở một số nơi như Việt Nam và các nước châu Á khác từ năm 2004. Tuy nhiên, vào ngày 12 tháng 10 năm 2012, Quỹ Toàn cầu hóa Saemaul (SGF) được thành lập với mục đích truyền bá phong trào nông thôn mới Hàn Quốc – Saemaul Undong, trong đó có 3 tinh thần cốt lõi  – cần cù, tự lực, hợp tác –  trên toàn thế giới.

Kể từ năm 2016, SGF đã mở văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, 14 dự án Saemaul thí điểm đã được triển khai tại tại 14 làng/xã thuộc 8 tỉnh, thành là Thái Nguyên, Bắc Ninh, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Hậu Giang, An Giang và Đồng Tháp.

Quỹ Saemaul thực hiện các dự án thí điểm của mình theo 4 thành phần: tư vấn nâng cao năng lực quản trị địa phương, đào tạo – tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, cải thiện điều kiện – môi trường sống và  gia tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn. Dựa trên kinh nghiệm của mình, SGF luôn khuyến khích sự cần cù, tự lực và hợp tác, trong đó cư dân địa phương của bất kỳ dự án nào ở Việt Nam cũng tích cực tham gia và chia sẻ nỗ lực xây dựng những ngôi làng tươi đẹp hơn.

Ông Kwak Busung, trưởng Văn phòng Đại diện Quỹ SGF tại Việt Nam chia sẻ: “Ẩn sâu trong nhiều thế hệ người Hàn Quốc là tinh thần cần cù, tự lực và hợp tác. Chính các tinh thần này là định hướng để họ không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, chính trực và có tiếng nói của chính họ trong cộng đồng và xã hội. Tinh thần Saemaul cũng sẽ được làm mới trong bối cảnh hiện đại và chia sẻ với những người bạn Việt Nam.”

Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện và hỗ trợ Quỹ Saemaul. Sau hơn 5 năm, tổng số tiền Quỹ đầu tư vào các ngôi làng Saemaul thí điểm đã vượt hơn 10 triệu USD.

Hai năm qua chứng kiến sự chậm trễ do tình hình Covid 19. Quỹ Saemaul sẽ tiếp tục các hoạt động của dự án trong việc xây dựng năng lực quản trị làng, đào tạo, cải thiện điều kiện môi trường sống và tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn. Quỹ cũng đi cùng chiến lược của Việt Nam về nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số của khu vực nông thôn.

Từ đầu năm 2022, Quỹ Toàn Cầu hoá Saemaul (Saemaul Globalisation Foundation) đã chính thức đổi tên mới là Quỹ Saemaul (Saemaul Foundation, viết tắt SF).

Thông tin thêm:

Để tìm hiểu thêm về phong trào Saemaul tại Việt Nam, vui lòng truy cập

Website: www.sgf.com.vn

Kênh Youtube: www.youtube.com/SaemaulinVietnam

Trung tâm Saemaul Undong Toàn Cầu https://www.saemaul.or.kr

Trung tâm Saemaul Undong tại Việt Nam https://hcmussh.edu.vn/crd-su

Phòng Trưng bày Thực tế ảo Saemaul (hcmussh.edu.vn)

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào