SGF VIETNAM

 

“Nếu chúng ta khơi dậy tinh thần tự lập tự chủ, đổ mồ hôi để đưa làng của chúng ta vươn mình thì tôi

chắc chắn rằng một ngày không xa, tất cả các thôn làng sẽ có cuộc sống tốt đẹp

và sẽ trở thành ngôi làng xinh đẹp.”

 

Cố tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee

Được cố tổng thống Park Chung Hee khởi xướng từ ngày 22/4/1970, phong trào Saemaul đã đạt những thành tựu lớn trong thời kỳ phục hồi kinh tế sau chiến tranh của Hàn Quốc.

Phong trào Làng Mới đã cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng ở nông thôn Hàn quốc, đưa các trang thiết bị hiện đại như hệ thống tưới tiêu, những cây cầu và đường giao thông tới nông thôn.

Chương trình cũng đánh dấu sự xuất hiện rộng rãi của các ngôi nhà mái đỏ ở khắp các vùng nông thôn, thay thế nhà tranh truyền thống hay nhà choga-jip. Được khích lệ bởi sự thành công ở nông thôn, phong trào lan rộng qua các nhà máy và khu vực thành thị, và trở thành một phong trào hiện đại hóa toàn quốc.

Từ năm 1998, Phong trào Saemaul đã bước vào giai đoạn thứ hai, tập trung vào vấn đề mới như nâng cao các dịch vụ tự nguyện trong cộng đồng và hợp tác quốc tế với các nước đang phát triển.

Phong trào Saemaul đã được Liên Hiệp Quốc ghi nhận là một trong những mô hình phát triển nông thôn hiệu quả. Ủy ban Kinh tế Châu Phi (ECA) đã lựa chọn phong trào Saemaul là mô hình mẫu cho chương trình Hiện đại hóa nông nghiệp và Cải tiến nông thôn bền vững – Sustainable Modernization of Agriculture and Rural Transformation (SMART) vào năm 2008. Phong trào đã lan tới hơn 70 nước, chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông thôn trên toàn thế giới.

Saemaul Undong có đầy đủ chức năng và ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ, lao động và môi trường.

 

 

CHIẾN TRANH NAM BẮC TRIỀU

 

1945
Đại chiến thế giới thứ 2 kết thúc, chấm dứt thời kỳ thực dân của Nhật (5/8). Mĩ và
Liên xô phân chia Nam-Bắc theo ranh giới vĩ tuyến 18

1948
Thành lập chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (tháng 8), bắt đầu nền kinh tế thị trường.
Phía Bắc thành lập Nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên (tháng 9)

1950-1953
Nội chiến ở Hàn Quốc, khoảng 1.500.000 người thiệt mạng

1953
Ký hiệp định chấm dứt chiến tranh (27/7) để chấm dứt chiến tranh
Sau chiến tranh, cho đến những năm 1970, Hàn Quốc vẫn là quốc gia chậm phát
triển với nền nông nghiệp nhỏ lẻ.
Nhưng đến 1970, phong trào “làng mới” Saemaul đã thành hình.

 

 

PHONG TRÀO LÀNG MỚI

 

Tháng 10/1970, chính phủ Hàn Quốc cấp cho 33.000 làng mỗi làng 335 bao xi măng. Từ đó, huy động thêm sức dân để xây dựng làng mới.

Hơn 16.000 làng trong số đó đã hưởng ứng và tham gia tích cực tính đến 1971. Do đó, mỗi làng này được cấp thêm 500 bao xi măng nữa. Đồng thời mỗi làng cũng được hỗ trợ thêm 1 tấn sắt thép.

Trong quá trình triển khai, chính phủ Hàn Quốc đã ưu tiên hỗ trợ cho những làng khác biệt và nổi bật xuất sắc. Họ được hỗ trợ vật chất nhiều hơn; lãnh đạo Saemaul ở đó được trao huy chương.

Ngược lại, các làng có thành tích không tốt sẽ nhận hỗ trợ thu hẹp dần.

Từ đây các ngôi làng xuất sắc ngày càng phát triển mạnh, phong phú về vật chất và thoải mái về tinh thần.

 

 

 

 

THÀNH QUẢ

Theo lịch sử phát triển của phong trào Saemaul, các ngôi làng trong quá trình được hỗ trợ đã phát triển thành 3 cấp: làng thời kỳ đầu, làng tự chủ, làng tự lập. Trong giai đoạn từ 1973 đến 1976, số lượng làng thời kỳ đầu từ 56,1 % đã giảm còn 0,9%; làng tự lập từ 6,7% tăng lên 44,7%; làng tự chủ từ 40,2% lên 54,4%. Vai trò của người dân làng – những thành viên của HTX Saemaul- được nhấn mạnh là yếu tố quyết định dẫn đến thành công của những ngôi làng tự chủ và tự lập mới.

Thực tế phát triển tại Hàn Quốc cho thấy dự án Saemaul đã mang lại nhiều thành quả tích cực. Trước hết, Phong trào đã thay đổi nhận thức, thái độ sống và vị thế của người nông dân, bao gồm nữ giới. Thứ hai, Phong trào đẩy mạnh tinh thần dân chủ xã hội trong các HTX. Về mặt vật chất, môi trường số và hạ tầng làng được cải thiện. Qua đó, người dân có cộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ – hăng say lao động và đóng góp cho nước nhà.

Chính những giá trị truyền thống của Hàn Quốc, được hun đúc qua phong trào Saemaul đã góp phần đưa Hàn Quốc tiến lên trở thành quốc gia phát triển về công nghiệp. Đó chính là 3 tinh thần cốt lõi. “Cần cù, Tự lực và Hợp tác” là những sợi chỉ đỏ xuyên suốt phong trào “làng mới”. Đây cũng được xem là đức tính cần có của mọi thành viên phong trào Saemaul.

 

 

 

 

CẦN CÙ

CẦN CÙ (DILIGENCE) CHÍNH LÀ TINH THẦN
KHAI PHÁ.

“Con chim dậy sớm sẽ bắt được nhiều sâu.”

Ý nghĩa:
Nông dân làm việc chăm chỉ cần cù sẽ gặt hái được nhiều thành quả ngoài
mong đợi.

Lợi ích của tinh thần Cần cù:
• Nếu chăm chỉ sẽ trở nên trung thực, nếu trung thực sẽ
không nói dối, bịa đặt, tô vẽ.
• Cần cù mang đến phong cách của sự tiết kiệm và giản
dị.
• Nếu cần cù, sẽ phát huy được năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo.

 

TỰ LỰC

TỰ LỰC (SELF-HELP) CHÍNH LÀ TINH THẦN
LÀM CHỦ

“Trời sẽ giúp những người biết tự giúp mình.”

Ý nghĩa:

Nếu bạn biết tự lực hay biết suy nghĩ như người làm
chủ, bạn sẽ không dựa vào người khác, tự chịu trách
nhiệm và làm hết vai trò của mình một cách thầm lặng.

Lợi ích của toinh thần Tự lực:

• Tinh thần Tự lực khơi dậy sự tự giác.
• Tinh thần Tự lực nuôi dưỡng ý chí tự lập.
• Tinh thần Tự lực xuất phát từ tinh thần làm chủ.

 

 

HỢP TÁC

HỢP TÁC (COOPERATION) CHÍNH LÀ TINH
THẦN CỘNG ĐỒNG

“Một con én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân.”

Ý nghĩa của tinh thần cộng đồng
Khi có sự hợp tác, một cộng một không chỉ bằng hai
mà có thể lớn gấp 3 hay nhiều lần. Hợp tác nghĩa là
nhiều người cùng đồng lòng, chung sức, cố gắng đề
đạt mục tiêu chung.

Lợi ích của tinh thần Hợp tác

• Hợp tác, sẽ tăng năng suất công việc.
• Hợp tác giúp nâng cao tinh thần đoàn kết.
• Hợp tác làm tăng sự tự tin và sự tin tưởng lẫn nhau.

 

SẢN PHẨM ĐÃ XEM

    Chưa xem sản phẩm nào